Trong những năm trở lại đây thì người ta đã bắt đầu có những cuộc nghiên cứu về rong sụn sau đó đã phát hiện ra hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng những công dụng tuyệt vời của rong sụn, vì thế hiện nay người tiêu dùng đã bắt đầu ưa chuộng hơn rong sụn. Nếu các bạn cũng tin dùng và có nhu cầu tìm hiểu về nó thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu về rong sụn
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về loại thực vật này nhé. Rong sụn là một loại thực vật biển thuộc ngành tảo đỏ. Thường thì loại này rất ưa những nơi nguồn nước có độ mặn cao, nhiệt độ thích hợp nhất để rong sụn phát triển tốt nhất là trong khoảng 25 đến 28, và sau khi nghiên cứu thì người ta cũng thấy được vòng đời của rong sụn cũng rất ngắn, thường thì chúng chỉ phát triển trong khoảng 1 tuần rồi sẽ chết.
Rong sụn là thực vật biển nên sẽ có hương vị hơi tanh 1 chút, khi ăn sẽ hơi mềm, dai, giòn và có vị hơi lạt. Tuy hơi tanh nhưng nếu các bạn biết kết hợp cùng những thực phẩm khử mùi tanh thì sẽ có được 1 món ăn từ rong sụn tuyệt hảo đấy.

Phân loại và nhận biết rong sụn
Rong sụn có thể dễ dàng nhận biết thông qua việc quan sát bằng mắt thường, rong sụn có sợi tròn, có gai nhỏ, màu trắng và theo từng chùm. Khi cắn thử thì sẽ có tính giòn giòn nhưng cũng có 1 chút dai, vị thì hơi lạt 1 chút.
Về phần phân loại rong sụn thì người ta chỉ dựa trên cách thức bảo quản nó để phân ra thành 4 loại rong sụn chính:
- Rong sụn tươi (loại này chưa qua sơ chế)
- Rong sụn tươi, loại đã tẩm muối tinh.
- Rong sụn đã được sấy khô
- Rong sụn vụn.

Thành phần dinh dưỡng của rong sụn
Qua nhiều đợt nghiên cứu kỹ lưỡng thì người ta đã phát hiện trong rong sụn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ của con người, cụ thể:
- Protein: đầu tiên phải kể đến lượng đạm dồi dào có trong rong sụn, qua quá trình theo dõi đã xác định tuỳ vào từng đợt sinh trưởng của rong sụn mà có hàm lượng protein khác nhau, thường thì rong sụn sẽ chứa từ 5 đến 22% lượng protein.
- Vitamin: Trong rong sụn chứa rất nhiều các loại vitamin: A, B1, B2, C, D,… và đặc biệt thì các nhà khoa học đã chứng minh lượng vitamin trong rong sụn nhiều gấp 3 lần so với cà rốt.
- Nước: Phần lớn khối lượng của rong sụn là nước, trung bình chứa khoảng 77 đến 91% là nước, và tỷ lệ này cũng giảm dần theo thời gian.
- Sắc tố: Trong rong sụn chủ yếu có 3 loại sắc tố: diệp lục, vàng, xanh lam. Tuy nhiên nếu đem rong sụn phơi khô thì 3 sắc tố này sẽ biến mất.
- Chất xơ: Hàm lượng chất xơ chứa trong rong sụn có tác dụng rất tốt đối với tuyến giáp của con người.
- Axit amin: Trong rong sụn chứa rất nhiều các axit amin, theo thống kê thì khoảng từ 13 đến 20 loại.

Công dụng của rong sụn đối với sức khỏe
Như đã biết thì rong sụn đã được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận là 1 loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về công dụng của nó, nếu có thắc mắc thì các bạn hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết để rõ hơn nhé.
Nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hoá:
Với lượng chất xơ dồi dào có trong rong sụn thì nó có tác dụng như 1 loại chất làm sạch ruột, nhuận tràng, từ đó hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hoá.
Giải khát, thanh lọc cơ thể:
tỷ lệ nước có trong rong sụn giúp cơ thể bù nước nhanh, giải khát đồng thời cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể.
Ngừa bệnh bướu cổ:
Trong rong sụn cũng chứa khá nhiều I ốt, mà I ốt thì có tác dụng ngăn ngừa bệnh bướu cổ, vì vậy nếu dùng rong sụn thì sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc ngăn ngừa loại bệnh này.
Cân bằng huyết áp:
Đối với những người bị chứng huyết áp cao thì cũng có thể sử dụng rong sụn như 1 biện pháp hỗ trợ, cân bằng lại huyết áp của cơ thể.
Chống viêm, điều trị bệnh về đường hô hấp:
Trong rong sụn cũng chứa các chất chống viêm nhiễm, điều trị hen suyễn, nhức đầu rất tốt. vì vậy rong sụn cũng được dùng như một thực phẩm giúp bổ sung nguồn khoáng chất, phục hồi sức khoẻ.
Điều trị mụn, giảm nếp nhăn:
Bên cạnh các chất đã liệt kê bên trên thì người ta còn phát hiện trong rong sụn chứa Fertile-clement, đây là một chất có tác dụng bài tiết, thải độc rất tốt, có ý nghĩa trong việc điều trị mụn. Bên cạnh đó thì lượng vitamin dồi dào mà rong sụn chứa cũng có tác dụng chống lão hoá, giảm nếp nhăn hiệu quả.
Phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ em:
Axit folic, một hợp chất có trong rong sụn giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Hơn nữa chất này cũng có tác dụng đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Rong sụn làm món gì sẽ ngon nhất
Rong sụn có nhiều cách chế biến khác nhau, mỗi cách có 1 phương pháp cũng như sự kết hợp nguyên liệu không giống nhau. Hôm nay mình sẽ chia sẻ đến các bạn 2 cách chế biến rong sụn phổ biến nhất. Ngoài ra rong sụn còn nằm trong Set chè sâm bổ lượng bên mình ăn rất ngon nha, bạn có thể tìm hiểu ở trang chủ nè.
Làm gỏi rong sụn
Nếu các bạn đã quá quen thuộc với gỏi ngó sen, gỏi củ hủ dừa,…. Thì hôm nay hãy thử tìm hiểu về món gỏi rong sụn này xem, mình đảm bảo nó sẽ không chịu lép vế trước bất cứ món gỏi nào đâu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt gà
- Rong sụn
- Rau mùi
- Tỏi, ớt
- Các gia vị nêm nếm khác
Cách làm:
- Bước 1: rong sụn khi mua về thì các bạn đem ngâm vào nước sạch nhé, ngâm trong thời gian từ 30 đến 1 tiếng thôi để rong sụn vẫn giữ được độ dai vốn có của nó.
- Bước 2: Gà sau khi rửa sạch thì đem đi luộc chín, tiếp đến dùng ta xé phay ra thành từng miếng vừa ăn.
- Bước 3: Pha hỗn hợp nước trộn gỏi gồm: giấm, đường, tỏi, ớt, nêm nếm sao cho vừa vị nhé.
- Bước 4: Cuối cùng thì các bạn trộn rong sụn và thịt gà lại với nhau, đổ hết phần nước trộn gỏi vào, cho thêm rau mùi đã rửa sạch, trộn đều tất cả hỗn hợp trên lại, cho ngấm gia vị 1 chút là có thể thưởng thức được rồi nhé.
Chè rong sụn đậu xanh
Ngoài việc trộn gỏi ra thì rong sụn cũng được mọi người dùng làm nguyên liệu nấu chè đây, và thường thì người ta sẽ nấu chè rong sụn đậu xanh. Nào hãy cùng mình tìm hiểu cách làm ngay sau đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rong sụn
- Đậu xanh
- Đường cát
- Ống hương vani

Cách làm:
- Bước 1: Rong sụn thì các bạn đem ngâm với nước muối trong thời gian khoảng 10 phút, sau đó xả sạch lại với nước ngọt nhé. Tiếp đến đem đi nấu cùng 1 chén nước đường.
- Bước 2: Tiếp đến hãy cho thêm đường cát vào cùng rong sụn (sao cho ngọt vừa phải thôi nhé), để cho rong sụn nguôi rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh cho rong sụn có độ giòn.
- Bước 3: Đậu xanh thì các bạn ngâm trong thời gian từ 2 đến 3 tiếng nhé, sau đó bắt lên nồi nấu cho đến khi đậu xanh mềm.
- Bước 4: Khi đậu xanh đã gần mềm thì các bạn cho thêm đường vào nấu cùng, đến khi lượng đường cho vào đã tan hết thì tắt bếp.
- Bước 5: Cuối cùng thì các bạn cho hương vani vào nồi để dậy mùi thơm hơn. Cho thêm vào rong sụn ăn cùng đậu xanh, món này ăn lạnh sẽ rất ngon nhé, nếu thích thì cũng có thể cho thêm nước cốt dừa để tăng thêm hương vị của món ăn.
Cách Bảo quản rong sụn ngon nhất
- Việc bảo quản rong sụn thật ra cũng rất đơn giản, nhất là đối với loại đã được bao bì cẩn thận như bên mình, các bạn mua rong sụn về chỉ cần để ở nơi khô ráo, nhiệt độ bình thường, độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời là được.
- Nếu bảo quản đúng cách thì các bạn có thể lưu giữ được rong sụn trong thời gian khoảng 12 tháng mà vẫn dùng tốt nhé.
Lưu ý khi dùng rong sụn
Theo Hemlock Tavern Rong sụn hiện nay rất dễ mua, kèm theo đó cũng có cách chế biến kèm theo nên các bạn cũng rất dễ dàng thực hiện theo. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng rong sụn các bạn cũng nên xem xét, lưu ý một số điểm sau:
- Các bạn chỉ nên ngâm rong sụn trong nước lã thôi nhé, tuyệt đối không ngâm trong nước nóng nhé, vì nó sẽ làm cho rong sụn bị nhũn, tan dần trong nước, không còn giữ được hình dạng ban đầu của nó nữa.
- Rong sụn là một loại thực phẩm có tính hàn vì vậy những người bị tì vị hư, tiêu chảy, lạnh bụng,… thì không nên sử dụng nhé.
- Các bạn không nên quá lạm dụng rong sụn như 1 phương thuốc chữa bệnh, không nên dùng quá nhiều, tốt nhất chỉ nên 3 lần 1 tuần là đủ. Còn nếu các bạn muốn dùng như 1 phương thức hỗ trợ điều trị bệnh thì hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia nhé.

Vừa rồi mình đã chia sẻ những hiểu biết sơ bộ những của bản thân mình về rong sụn, hy vọng sau bài viết này các bạn đã có thể tự bổ sung cho bản thân những kiến thức nhất định về loại thực phẩm này. Cám ơn các bạn đã theo dõi, thân ái!